Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

"Học lỏm" mẹ Nhật chiêu dụ bé ăn rau

Nếu mẹ có chiêu vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm đáng ghét.

Việc trẻ 1 - 5 tuổi không chịu ăn rau hay bất kỳ một thực phẩm nào đó là "chuyện thường ngày ở huyện". Tuy nhiên, nếu mẹ có "chiêu" vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm "đáng ghét" mà không hề tạo stress cho bé để "con khỏe, mẹ vui".

Dưới đây là một số cách hay đơn giản mẹ Nhật đã dụ bé ăn rau hiệu quả, chị em nên "học lỏm":

1. Người lớn làm gương cho bé

Thói quen của bé chính là “tấm gương” phản chiếu lối sống của cha mẹ. Bé sẽ không đồng ý ăn các loại rau quả nếu cha mẹ ghét rau và chỉ ăn đồ chứa nhiều đường và chất béo... Vì vậy, cha mẹ hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để trở thành một “tấm gương sáng” cho bé.

2. "Thiết kế" hình rau, củ thật bắt mắt

Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật,… hoặc bất kỳ hình nào bé thích để tạo hình các loại củ (như cà rốt, củ cải trắng, su hào….) rồi đem nấu thành súp hoặc bất kỳ món nào bé mê...

"Học lỏm" mẹ Nhật chiêu dụ bé ăn rau


3. Rủ bé cùng làm bếp

Những bé thường xuyên giúp cha mẹ việc bếp núc sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh và tính tự lập cao hơn các bé khác. Do đó, hãy động viên bé giúp đỡ cha mẹ các việc nhỏ như: xếp cà chua bi vào đĩa, bày dưa chuột vào đĩa đựng salat, trộn đều rau… Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều với các loại rau quả và hào hứng ăn chính “thành quả” của mình.

4. Để bé nhìn thấy bạn bè ăn rau ngon lành

Nên cho bé cùng đi với bạn đồng trang lứa và có khả năng ăn tốt, ăn giỏi. Khi đến giờ ăn thì cả mẹ và bé đều ăn cùng. Chú ý là các mẹ nên làm cơm hộp cho bé đủ màu sắc và hình dáng, mục đích là để hấp dẫn thị giác của bé trước. Khi ăn cùng với bạn, nếu bé thấy bạn ăn giỏi và ăn tất cả mọi thứ, kể cả loại bé không thích thì bé cũng sẽ bắt chước bạn. Khi đó bé sẽ chợt nhận ra “ôi món rau mình ghét hôm nay sao mà ngon thế!”.

5. Cho bé ăn món bé thích đầu tiên trong bữa ăn

Mẹo ở đây chính là cha mẹ phải cùng ăn với con và luôn miệng nói “ôi ngon quá” để kích thích tính tò mò của bé. Sau đấy thì có thể đem món bé không thích ra. Lúc đầu bé sẽ có thể không ăn, nhưng sau đó vì tò mò, hoặc lần 2, 3… bé sẽ “thử” múc món ăn mình không thích và trộn chung với món ăn mình thích để ăn thử. Lúc này mẹ có thể đem món bé “cực thích” ra xem như phần thưởng dành cho bé
Để mua rau hữu cơ thực sự an toàn cho bé, hãy ghé thăm cửa hàng thực phẩm hữu cơ tại 364 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên- Hà Nội

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Mẹo giữ rau quả tươi lâu

Đôi khi mua nhiều rau quả về nhưng bạn lại chưa cần ăn đến hoặc ăn không hết, những mẹo sau sẽ cho bạn biết cách bảo quản để chúng được tươi lâu.

1. Hãy là người mua sắm thông minh
Cách dễ nhất để giữ rau quả không bị hỏng là chỉ mua chúng khi bạn chắc chắn sử dụng trong một vài ngày. Rõ ràng bạn sẽ thấy tiện lợi hơn nếu đi mua sắm vào ngày cuối tuần và tích trữ đồ ăn cho cả tuần. Nhưng nếu làm như vậy, khi đến cuối tuần sẽ có một số loại rau quả không thể ăn được do bị khô héo hoặc thối rữa.
Vì thế, bạn nên đi chợ ít nhất là hai lần một tuần để đảm bảo rằng gia đình luôn được thưởng thức những món ăn tươi ngon nhất.
Quan trọng hơn, đi chợ hoặc đi siêu thị cũng cần có “chiến lược”. Chỉ nên mua các loại rau quả ngay trước khi bạn tính tiền trong siêu thị hoặc sau khi bạn đã mua hết thực phẩm khác ở chợ. Cuối cùng, khi lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần, hãy ăn những loại rau dễ bị hỏng trước như súp lơ, ngô, nấm và măng tây. Tiếp đến là dưa chuột, bí, các loại ớt. Carrot, hành và củ cải đỏ có thể để được lâu nhất.
2. Nhận biết chất ethylene
Có một số loại rau quả bạn không nên để gần nhau, cho dù là trong tủ lạnh. Lý do là chất khí ethylene có trong hoa quả có thể làm chúng chín nhưng những loại rau quả khác lại đặc biệt nhạy cảm với chất này. Do đó, nếu được để gần nhau, quá trình phân hủy của những loại rau quả nhạy cảm nói trên sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường.
Một số hoa quả sản sinh ra nhiều chất ethylene là mơ, chuối, lê, đào, mận, cà chua và dưa vàng. Còn những loại rau có thể bị ảnh hưởng do chất ethylene là súp lơ, bắp cải, carrot, dưa chuột, đậu đũa, các loại ớt, bí đao và xà lách.
3. Sử dụng tủ lạnh đúng cách
Khi được để trong tủ lạnh, rau quả sẽ rơi vào tình trạng "hôn mê" vì chúng vẫn là những cơ thể sống đang “thở”. Nhiệt độ lạnh sẽ hạn chế quá trình hô hấp của rau quả và giữ chúng tươi lâu hơn. Hầu hết tủ lạnh nên đặt nhiệt độ 2-3oC để giữ thực phẩm tươi mà không bị đông lạnh.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên để rau quả quá gần máy làm lạnh ở phía sau, ngăn kéo phía dưới luôn là nơi an toàn nhất cho chúng.
Bọc rau quả vào túi nylon sẽ làm chúng “chết ngạt” nên hãy chọc một vài lỗ trên túi đựng. Hãy để nấm trong các túi giấy vì chúng sẽ hỏng nhanh hơn khi bị để trong túi nylon. Đừng bao giờ giật bỏ cuống hoặc vỏ vì việc này gây ra sự thay đổi của các tế bào bên trong rau quả. Độ ẩm cũng là nguyên nhân khiến rau quả hỏng nhanh, vì thế bạn không nên rửa hoặc có thể rửa qua nhưng phải để thật khô trước khi cất trong tủ lạnh.
4. Những loại rau quả nên đặt dưới đất
Khoai tây, hành, bí và tỏi không nên cho vào tủ lạnh. Bạn nên để chúng ở nơi tối và mát mẻ như kho hoặc tủ bếp, đặc biệt là khoai tây vì chúng sẽ chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với ánh sáng. Hãy chú ý phòng tránh không để các loài động vật gặm nhấm đến gần khi để rau quả dưới đất.
Theo VnExpress


Để mua thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, thịt lợn hữu cơrau hữu cơgạo lức tím... hãy qua 364 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên. Chúng tôi free ship khu vực Hà Nội

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Trồng rau hữu cơ, lợi nhuận khủng

Trồng rau hữu cơ


Sau gần 4 năm huyện Lương Sơn (Hòa Bình) triển khai mô hình trồng rau hữu cơ đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, bình quân 1 ha cho thu nhập trên 400 triệu đồng/vụ. Nhiều hộ dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
CHUYỂN ĐỔI ĐÚNG HƯỚNG
Huyện Lương Sơn có địa hình bán sơn địa gần thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khô hạn diễn ra nghiêm trọng, khiến nhiều diện tích trồng lúa đạt năng suất thấp. Từ thực tế trên huyện đã tìm hướng chuyển sang trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, rau, đậu các loại. Trong đó chú ý đến SX rau an toàn với quy tập trung.
Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN-PTNT Bắc bộ, huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Đây là mô hình sự kết hợp 4 nhà gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà DN. Trong 2 năm (2008 - 2009), huyện đã mở 28 lớp đào tạo cho 840 nông dân về mô hình SX nông nghiệp hữu cơ; năm 2010 mở được 5 lớp với 150 học viên. Tham gia lớp tập huấn, nông dân không chỉ được học kiến thức trồng rau hữu cơ mà còn được học trồng chè, bưởi, nhãn.
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Dự án triển khai tại 7 đơn vị, gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hoà, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh. Hiện có 8 nhóm SX và 1 HTX với 82 thành viên với tổng diện tích 2,7 ha. Điển hình tại xã Đồng Tâm và Hợp Hoà, người dân trồng cải bắp đạt năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập 400 triệu đồng/ha/vụ. Nhóm trồng rau ở xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch trồng cà chua năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập 416 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Đức cho biết thêm, việc SX rau hữu cơ hiện tại còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ thiếu tập trung, sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng không đồng đều. Không những thế, còn thiếu sự chủ động trong việc phối hợp thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch SX, kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở. Từ thực tế trên, Phòng NN-PTNT đã lập dự án đề xuất UBND huyện hướng tới phát triển rau quy mô rộng.

Mô hình trồng rau hữu cơ đem lại thu nhập cao
Mặc dù mô hình SX rau hữu cơ đem lại hiệu quả cao nhưng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Đức, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm ra hữu cơ còn hạn chế, chưa phân biệt được sản phẩm rau hữu cơ với rau thông thường trên thị trường, một bộ phận người dân chưa chú trọng đến thực phẩm an toàn.
Ngoài ra, SXKD rau gặp rủi ro cao, mạng lưới kinh doanh rau hữu cơ còn thiếu. Các DN đầu tư vào lĩnh vực SXKD rau còn hạn chế. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại cho lĩnh vực quảng bá rau an toàn chưa được mở rộng và phát triển. DN thu mua không ổn định.
300 M2 THU 2 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG 
Trồng rau hữu cơ rất dễ học, vừa dễ làm, đó cũng là khẳng định của những người nông dân đã từng tham gia mô hình trồng rau hữu cơ tại xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn. Theo họ cho biết, vẫn cách trồng thông thường, nhưng vườn rau hữu cơ chỉ sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc trừ sâu chế biến từ thảo mộc.
 Bà Nguyễn Thị Thuý, xóm Mòng chia sẻ: Gia đình bà tham gia dự án với diện tích 300 m2, trồng rau muống, ngót... mỗi tháng thu gần 2 triệu đồng. Rau hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại hoá chất nào. Việc diệt sâu bệnh được trị bằng thuốc sinh học gừng, tỏi, ớt, ngải cứu, rượu...
Bà Thuý nhẩm tính: “Trước đây, cây lúa chỉ đem lại 1 năm 2 vụ, nhưng với cây rau hữu cơ, tôi có thể thu hoạch quanh năm. Tính trung bình, 1 kg rau có giá 14.000 đồng, mỗi tháng thu trên 2 triệu đồng/tháng, trừ chi phí bỏ túi hơn 1 triệu đồng, trong khi đó từng ấy diện tích mà trồng lúc thì lời lãi chẳng được bao nhiêu, còn trồng rau gấp mấy lần trồng lúa”.
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn:“Trong năm 2013, huyện sẽ duy trì và phát triển 9 nhóm rau hiện có, tiếp tục hoàn thiện cơ sở SX; phát huy có hiệu quả kinh nghiệm học viên đã qua đào tạo. Đồng thời tiếp tục tập huấn, chuyển giao TBKT cho các hộ khác; tích cực hoàn thiện thương hiệu rau hữu cơ Lương Sơn và xây dựng logo rau hữu cơ Lương Sơn. Ngoài ra sẽ mở rộng phạm vi tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm”.
Ông Nguyễn Đức Xường, HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng, cho biết: Mô hình này đem lại thu nhập cao cho người dân, tuy nhiên việc trồng rau hữu cơ khác hơn nhiều trồng rau thông thường. Người trồng rau phải tuân thủ quá trình SX, từ khâu làm đất cho đến phun thuốc trừ sâu.
Để trồng rau hữu cơ, mỗi người dân được huấn luyện 3 tháng về phương pháp trồng và chăm sóc rau. Khoá học này rất bổ ích và việc tham gia vào HTX đảm bảo cho nông dân có nguồn thu nhập ổn định. Với người dân xóm Mòng, mô hình trồng rau hữu cơ đã giúp người dân tăng thêm thu nhập.
Cũng là một hộ tham gia dự án như ở xóm Mòng, ông Lê Văn Hiệu, xóm Suối Cốc, xã Hợp Hoà cho biết: “Cây lặc lày dễ trồng, tiêu thụ thuận lợi. Ở xã số diện tích trồng một số loại cây không cho năng suất cao nên bà con đã chuyển đổi số diện tích đó sang trồng lặc lày và một số cây trồng khác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ”.
Để phát huy lợi thế và hình thành vùng chuyên canh SX rau hữu cơ có quy mô tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững, trong thời gian tới huyện Lương Sơn sẽ tiếp tục mở rộng, hoàn thiện dự án SX và tiêu thụ rau hữu cơ giai đoạn 2013 - 2016, định hướng 2020. Theo đó huyện sẽ quy hoạch vùng SX rau tập trung 15 ha, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Hà Nội, để mua được rau hữu cơ, thực phẩm hữu cơ, thịt lợn hữu cơ... hãy qua 364 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội. Chúng tôi sẽ vận chuyển miễn phí

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Dùng nấm và rau mầm đúng cách

Không phải ai cũng biết chế biến đúng cách các món ăn từ rau mầm và nấm.
Nấm và rau mầm là hai loại thực phẩm giàu dưỡng chất và các loại vitamin, thường được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Những món ăn làm từ rau mầm và nấm tưởng chừng rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng thực tế không phải ai cũng biết chế biến đúng cách.
Người ta vẫn chia rau mầm thành hai loại là rau mầm trắng – loại rau được trồng trong điều kiện không có ánh sáng, có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng; rau mầm xanh trồng trong điều kiện có ánh sáng với thân màu trắng hơi xanh và lá mầm xanh.
Dù được xem là loại rau sạch nhưng vẫn không loại trừ khả năng rau mầm có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do việc thu hoạch và bảo quản không đúng cách. Ngoài ra, rau mầm cũng có thể bị phân bón, hóa chất thấm vào nếu người sản xuất cố tình sử dụng để kéo dài ngày thu hoạch.
an-toan-thuc-pham-06
Do vậy, rau mầm khi mua về phải được rửa thật sạch, rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm trong nước muối hòa tan chừng 10-15 phút trước khi sử dụng.
Cần lưu ý, rau mầm có thân rất yếu và mỏng manh nên phải hết sức nhẹ tay trong quá trình rửa để tránh rau bị dập, khi chế biến sẽ mất ngon. Lượng muối hòa vào nước cũng không quá nhiều, khoảng một muỗng cà phê muối trong ba lít nước là vừa đủ.
Thời gian sử dụng rau mầm tốt nhất là trong vòng một ngày. Nếu không có thời gian đi chợ, có thể đựng rau trong túi thực phẩm hoặc hộp nhựa, giữ ở nhiệt độ 5oC trong khoảng 3 – 4 ngày. Cẩn thận với những loại rau mầm vẫn tươi nguyên sau một tuần, có thể rau đã có chất bảo quản.
Với đặc tính thân mềm, mảnh, rau mầm thích hợp chế biến các món salad, trộn dầu giấm, làm gỏi… Rau mầm làm bánh xèo cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Bỏ rau mầm lên bánh xèo đã chín giòn trước khi ép mặt bánh, sức nóng của bánh vừa chín đủ để rau mầm chín tái, giúp món ăn ngon và giữ được những vitamin có trong rau mầm.
Nấm
Nấm chỉ giữ nguyên chất dinh dưỡng và có độ giòn, vị ngọt tự nhiên khi được chế biến đúng cách.
Với nấm tươi, lưu ý chọn các loại có tai nấm búp, không nở quá to, thân nấm mập, tròn đều, khô, không ẩm nước. Nấm bào ngư, linh chi… mới sẽ có màu trắng ngà. Nếu nấm có màu thâm hoặc thân ẩm nước là nấm đã để lâu ngày.
Ngược lại với các loại nấm khác, nấm đông cô nên chọn loại tai nấm nở tròn đều, màu sắc nâu nhạt, da bóng láng, không nhăn nheo, héo úa.
an-toan-thuc-pham-07
Nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nấm đông cô khô thay cho nấm tươi. Nấm khô ngon là loại tròn đều, có màu đen nhạt, hơi ngả nâu, da bóng. Khi chọn nấm khô không nên chọn những tai nấm nhỏ vì đây là loại nấm chưa đủ tuổi, khi chế biến sẽ không ngon. Tránh những tai nấm ngả màu xám. Có thể xóc nhẹ bao đựng nấm đông cô khô, nếu thấy dưới đáy có nhiều vụn cám thì đây là loại nấm đã để lâu ngày và bị mối mọt ăn.
Nấm tươi sau khi mua về cắt chân, cạo sạch lớp tro đất, bụi bặm và meo nấm. Ngâm nấm với thuốc tím hoặc nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại nhiều lần cho thật sạch để loại bỏ meo nấm và các chất tăng trưởng có thể có trong nấm.
Nấm khô ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút cho nấm nở đều, xả sạch lại nhiều lần với nước. Nấm đông cô thường có nhiều cát bụi bên trong tai nấm nên cần rửa thật kỹ phần tai nấm này.
Trước khi chế biến các loại nấm như đông cô, bào ngư… nên ướp chút gia vị rồi hấp sơ hoặc xào qua và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cách này sẽ giúp nấm thơm ngon, đậm đà hơn sau khi đã chế biến thành nón ăn.
Tránh nấu nấm quá lâu trong quá trình chế biến. Với các món xào chỉ nên cho nấm vào khi món ăn đã gần chín để giữ được độ giòn, dai và những chất dinh dưỡng có trong nấm.
Sử dụng nấm khi ăn lẩu gần giống với cách dùng rau với lẩu. Chỉ khi ăn mới cho nấm vào. Nước lẩu sôi khoảng ba phút là nấm đã có thể ăn được. Riêng nấm kim châm chỉ cần nhúng qua và ăn ngay khi nấm vừa chín tái. Nếu để quá lâu, nấm sẽ mềm nhũn ăn mất ngon.

Để mua rau mầm, rau hữu cơ  hãy qua 364 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội. Sẽ free ship trong khu vực Hà Nội

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Có thể bạn chưa biết về dưa chuột

Lợi ích sức khỏe của dưa chuột

Cà chua, cải bắp, hành, dưa chuột là thực phẩm tốt cho cơ thể. Riêng dưa chuột chứa rất ít calo, lại có nhiều chất khác có lợi sức khỏe.

Các nhà khoa học đã tính toán 100g dưa chuột chỉ có 16Kcal và rất thích hợp cho một bữa ăn nhẹ. Nó còn chứa nhiều vitamin như B1, A, C, B6, K, D, canxi, magie, kali... Những lợi ích mà thực phẩm này mang lại gồm:
1.Thanh lọc cơ thể
Dưa chuột chứa 96% là nước. Nó còn có nhiều chất dinh dưỡng, do vậy tốt hơn một ly nước tinh khiết rất nhiều. Dưa chuột có thể bổ sung nước cho cơ thể, cũng như loại bỏ độc tố trong cơ thể ra ngoài.
2. Chống ung thư
Dưa chuột có chứa lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol - 3 lignan có tác dụng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú, buồng trứng, tử cung và tuyến tiền liệt.
duachuot-1375148848_500x0.jpg
 
3. Kiểm soát huyết áp
Trong dưa chuột có chứa các khoáng chất quan trọng như magie, kali và chất xơ, do đó kiểm soát được huyết áp cho cả người huyết áp thấp và cao. Mỗi ngày uống một cốc nước ép dưa chuột, nó hiệu quả mà không cần thêm một loại thuốc nào.
4. Giúp răng và nướu khỏe mạnh
Các loại viêm nhiễm ở răng và nướu có thể điều trị dễ dàng bằng dưa chuột nhờ chất xơ dồi dào của nó. Thêm vào đó, chất phytochemcial có trong dưa chuột còn giết chết các vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn hãy thử ngậm một lát dưa chuột trong 1 phút, hiệu quả rất rõ rệt.
5. Tăng cường tiêu hóa
Bất cứ triệu chứng nào của tiêu hóa như ợ nóng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày đều được điều trị hiệu quả với dưa chuột bằng cách bổ sung nó thật nhiều trong bữa ăn hằng ngày. Ăn dưa chuột hằng ngày còn giúp chữa chứng táo bón.
6. Chống tiểu đường, sỏi thận
Dưa chuột khi ép thành nước có chứa một loại hoóc môn đặc biệt có lợi cho tuyến tụy sản xuất isulin - hoóc môn hấp thụ glucose. Do vậy giảm được nguy cơ bệnh tiểu đường, sỏi thận.
7. Giảm viêm đau khớp
Đặc tính kháng viêm của dưa chuột tốt cho bệnh nhân viêm khớp và gút. Các chuyên gia thường khuyên nên trộn hỗn hợp dưa chuột và cà rốt bôi lên vết đau, có tác dụng giảm đau đớn bằng cách giảm nồng độ axit uric.
8. Tốt cho tim mạch
Chất kali trong dưa chuột có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Do giàu kali, ít natri nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, bù đắp lượng khoáng. Hợp chất seterol trong dưa chuột được biết đến có thể giảm bớt nồng độ cholesterol, do đó tăng sức khỏe tim mạch. Nó cũng làm giảm mức độ homocysteine, do vậy mà giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
9. Đau đầu
Khi bị đau đầu, hãy ăn vài lát dưa chuột trước khi ngủ, chắc chắn sẽ làm bạn dễ chịu.
10. Vẻ đẹp
Dưa chuột có tác dụng ngăn ngừa lão hóa. Nguyên nhân do nó chứa những chất chống oxy hóa như magan, beta carotene và vitamin C, giúp săn chắc da. Nó cũng loại bỏ bọng mắt, chữa vết bỏng da ánh nắng mặt trời. Ngoài ra silic và lưu huỳnh trong dưa chuột giúp kích thích tăng trưởng tóc. 
Để mua dưa chuột, rau hữu cơ hãy qua cửa hàng của chúng tôi tại địa chỉ: 364 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ăn rau hữu cơ tốt nhiều thứ

Ăn rau cải hữu cơ (organic) ngon, bổ và thực sự an toàn!

Rau cải hữu cơ chứa hàm lượng khoáng chất cần thiết (như canxi, magie, sắt và cờ rôm) và các loại Vitamin cao hơn so với rau thông thường .Thêm vào đó, sử dụng sản phẩm rau hữu cơ cũng làm giảm nguy cơ bị ngộ độc thức ăn.

1fruits-and-vegetables
Hình minh họa

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc ngộ độc thức ăn phát sinh từ việc tiêu thụ sản phẩm được sử dụng quá nhiều các hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc các chất kích thích tăng trưởng. Nguyên nhân của vấn đề là do việc phổ biến rộng rãi phương pháp canh tác sử dụng chất hóa học và thuốc trừ sâu.

Sản phẩm rau hữu cơ không sử dụng chất biến đổi gen (GMO), làm giảm bớt những băn khoăn của bạn về hậu quả chất biến đổi gien đối với sức khỏe con người.

Tốt hơn cho người nông dân

Phương pháp canh tác thông thường sẽ làm suy giảm sức khỏe của người nông dân do họ tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với những chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp. Điều này làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe ngắn hạn và dài hạn cho người nông dân. Hơn nữa, phương pháp canh tác thông thường sử dụng hàm lượng chất hóa học lớn đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí sản xuất và hủy hoại chất lượng đất.

Ăn rau hữu cơ, bạn sẽ giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, giảm đói nghèo và đảm bảo rằng đất đai sẽ vẫn màu mỡ cho thế hệ tương lai.

Tốt hơn cho môi trường

Việc sử dụng các chất hóa học nhân tạo trong canh tác thông thường có thể làm phá hủy môi trường như:

  • Giảm lượng đất đai màu mỡ
  • Góp phần làm sói mòn đất
  • Rò rỉ chất thải vào các khu vực xung quanh, tác động đến động vật hoang dã và môi trường nói chung

Mục đích của việc sản xuất bằng phương pháp trồng hữu cơ là để tạo ra sự hài hòa với môi trường và tôn trọng những vòng đời tự nhiên.

Canh tác hữu cơ không những có lợi cho môi trường mà nó còn cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu thông qua việc:

  • Không phun những chất hóa học nhân tạo, một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
  • Thải ra ít CO2 hơn (khí gas chính gây ra sự nóng lên toàn cầu) trong quá trình sản xuất so với phương pháp canh tác thông thường do phương pháp hữu cơ không cho phép công nghiệp hóa chăn nuôi gia súc.
  • Sản xuất ít hơn những chất thải độc hại.
  • Sử dụng các hệ thống như ủ phân hữu cơ, phân bón tự nhiên và trồng cây luân canh.

Canh tác hữu cơ đảm bảo đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã cũng như làm tăng chất lượng đất và tái tạo đất.

Bằng việc chăm sóc môi trường ngay hôm nay, chúng ta đang đảm rằng nó sẽ được duy trì cho các thế hệ mai sau.

Phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn

Thời gian gần đây, tôi thấy nói nhiều về rau hữu cơ và rau an toàn nhưng không biết hai loại rau này khác nhau như thế nào? - Minh Khang (Hải Dương).

Ông Đặng Quang Minh, giám đốc một công ty cổ phần cho biết: Rau hữu cơ và rau an toàn khác nhau ở một số điểm. Về mức độ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng và người sản xuất, rau hữu cơ an toàn hơn do không sử dụng phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng.
Trong khi đó, rau an toàn được sử dụng các loại phân và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trong ngưỡng an toàn. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau hữu cơ cũng cao hơn do thời gian sinh trưởng dài ngày hơn.
Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau an toàn sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học. Tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.

Tại Hà Nội, để mua được rau hữu cơ hãy qua 364 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên, Cửa hàng thực phẩm hữu cơ của chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón bạn

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Thịt lợn sạch hút khách

Thịt lợn sạch hút khách

Những con lợn nuôi ở miền quê với nguồn thức ăn từ thiên nhiên (rau, chuối, củ quả, cám lúa...) được nhiều bà nội trợ chọn lựa cho thực đơn gia đình, dù mất thời gian chờ hàng chuyển từ nông thôn lên thành thị mà giá cả lại đắt.
Từ năm ngoái, sau thông tin có hóa chất “Super tạo nạc” trong chăn nuôi, chị Vân, ở quận 1 (TP HCM) rất hạn chế mua thịt lợn về ăn. Lúc cần, chị phải nhờ cô em ở Gia Lai gửi thịt từ dưới quê lên dùng dần. Nguồn thức ăn cho lợn hoàn toàn từ thiên nhiên như rau lang, rau muống, cám lúa... chứ không có chất tạo nạc hay kích tăng trọng nên khi ăn miếng thịt cảm nhận vị ngon ngọt khác hẳn với hàng bán ở TP HCM.
Chia sẻ các anh chị em trên cơ quan, nhiều người nhờ chị mua hộ và hầu như ai dùng cũng thấy vừa miệng, hợp khẩu vị và an tâm về chất lượng. Từ đó, chị bàn với chồng lấy nguồn hàng ở quê về bán lại cho những ai có nhu cầu. Những ngày đầu, đồng nghiệp, bạn bè của chị tiêu thụ có vài kg nhưng hiện nay có tuần mọi người đặt hàng tới 70 kg. Sau khi trừ hết chi phí, một lần bán hàng như vậy chị kiếm được 700.000 đến một triệu đồng. Tính ra, cả tháng, chị có thêm 3-4 triệu đồng nhờ mua đi bán lại thịt lợn vùng quê.
Do nhu cầu nhiều nên chị gom hàng của những hàng xóm lân cận ở dưới quê. Lợn nuôi 6 tháng mới xuất chuồng, ăn rau củ quả... nên thịt săn chắc, vị ngọt. Mỗi con cung cấp khoảng 6-8 kg thịt đùi, 5-7 kg thịt vai, 4-5 kg ba rọi, 2-3 kg sườn.
thit-lon-1376469743_500x0.jpg
Thịt lợn "sạch" không chất tăng trọng, thịt dẻo và thơm. Ảnh: Hồng Châu
Loại thịt này hút hàng là nhờ đặc tính "sạch", không dùng các chất kích thích và chúng sống trong môi trường tự nhiên. Cô em của chị sẽ thu mua trong bản, sau đó tìm lò kiểm dịch để kiểm tra chất lượng trước khi mổ. Một tuần chị chỉ đưa hàng vào sáng Chủ nhật. Do đó, chiều thứ Bảy, lợn sẽ được giết mổ và lên đường vào Nam ngay trong buổi tối, đến 5h sáng hôm sau đã tới TP HCM. Sau khi phân chia, đóng gói đầy đủ, chị thuê người đi giao liền trong buổi sáng.
“Đùi, ba rọi, sườn chia ra từng túi riêng, cột chặt rồi cho vào thùng xốp, cứ một lớp thịt một lớp đá. Do cột chặt không cho nước đá thấm vào thịt nên về đến TP HCM thịt vẫn tươi rói và ngon”, chị Vân nói.
Vì mất chi phí vận chuyển và bảo quản nên giá thịt lợn "sạch" đắt hơn so với siêu thị và ngoài chợ. Ba rọi 120.000 đồng một kg, bắp đùi 130.000 đồng, sườn non 140.000 đồng mỗi kg. Giao hàng ở gần khu vực quận 1 không bị tính phí, nhưng các nơi xa hơn, khách phải chi 15.000-20.000 đồng cho người giao hàng. Ngoài thịt lợn "sạch", chị Vân còn cung cấp thêm cá, gà đồi và rau mà người đồng bào trồng xen kẽ ở các rẫy cà phê và hàng rào quanh nhà mang vào Sài Gòn tiêu thụ.
Còn chị Hoa, quê gốc ở Quảng Nam nhưng đã vào TP HCM học tập và lập nghiệp được 8 năm. Nhận thấy nhu cầu thực phẩm sạch của các bà nội trợ, nhất là thịt lợn vì hầu như nhà nào cũng dùng, chị nảy ra ý định mang nguồn hàng từ quê lên bán. Mới đầu chỉ có vài người đặt hàng, nhưng khi ăn thấy ngon nên ngày càng nhiều khách đặt hàng hơn, dần dần chị thành "đầu mối" buôn thịt lợn.
Thịt lợn "sạch" mà chị cung cấp được thu gom ở Quảng Nam, nuôi chủ yếu theo hình thức nông nghiệp, ăn cơm thừa, rau xanh ở vườn, không sử dụng chất tăng trọng, được kiểm dịch đầy đủ bởi chi cục thú y ở tỉnh. Theo chị Hoa, khách hàng chủ yếu là người có thu nhập cao. Họ thường đặt với số lượng nhiều, dùng cho cả tuần. 
Vì đường vận chuyển dài nên sau khi trừ tất cả chi phí, một lần cung cấp chị lời 500.000-700.000 đồng. Mỗi tháng chị chuyển hàng 4 lần, chủ yếu là vào ngày cuối tuần.
Chị kể, vì gửi hàng theo xe khách nên mỗi lần xe gặp sự cố, hư hỏng hay tai nạn về tới TP HCM muộn, hàng đó coi như bỏ vì thịt không còn tươi ngon và coi như chuyến vận chuyển đó lỗ vốn. Chị Hoa cũng cung ứng cả gà ta và cá biển đánh bắt gần bờ.
Còn chị Thanh, ở quận Tân Bình đến với công việc bán thịt lợn "sạch" nhờ đi du lịch. Chị kể, khi tới Đăk Lăk, chị vào tham quan ở một số nơi có người đồng bào ở, thấy họ bán thịt ngon và tươi nên mua mang về thành phố đồng thời xin số điện thoại người bán để đặt hàng.
“Vì thịt dẻo không chất tăng trọng nên rất ngon. Thấy thế, tôi kể với một số bạn bè trong cơ quan, ai cũng nhờ đặt hàng hộ nên dần dần tôi trở thành đầu mối cung cấp thịt sạch cho chị em trong cơ quan luôn”, chị Thanh nói. Tuy nhiên, vì bận rộn với công việc chính, chị không nhận đơn hàng nhiều mà chỉ nhận giúp cho một số người quen, nên cũng chẳng lời lãi bao nhiêu
.
Tại Hà Nội, để có thịt lợn sạch, thịt lợn hữu cơ hãy qua 364 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Hiểm họa từ thực phẩm bẩn

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Quảng Trị: Vẫn còn 16 bệnh nhân đang nằm viện
Liên quan đến vụ 300 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đến nay (22/10), hầu hết bệnh nhân đã được xuất viện, còn lại 16 ca bị nặng vẫn đang tiếp tục điều trị và theo dõi sức khoẻ.

Biện viện Đa Khoa Hướng Hóa đã huy động toàn bộ y, bác sĩ túc trực, đồng thời kê thêm giường bệnh phục vụ bệnh nhân. Ngành y tế tỉnh Quảng Trị đã tăng cường y bác sĩ, điều dưỡng từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị lên hỗ trợ cấp cứu, khám và chữa bệnh cho các nạn nhân.
Vụ ngộ độc thực phẩm tại Hướng Hoá, Quảng Trị  - Vẫn còn 16 bệnh nhân đang nằm viện_vovgiaothong
Các bệnh nhân bị ngộ độc được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Dân trí
Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho biết: "Hiện nay, những người còn nằm lại trong bệnh viện chỉ còn hơi đau bụng và đi ngoài nhẹ. 2 ca bị nặng hơn được chuyển lên tuyến trên thì cũng đã đỡ. Tình hình hiện nay nói chung đã ổn định, không có gì đe doạ tính mạng".

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã lấy mẫu bánh mỳ tại cơ sở mà các bệnh nhân sử dụng dẫn đến ngộ độc, gửi đi kiểm nghiệm, đến nay, vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, theo ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị, có thể do thực phẩm thịt, chả, cá... được kẹp trong bánh mì để lâu, bị nhiễm khuẩn.

Cơ quan công an huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang điều tra làm rõ vụ việc

>> Để có một sức khỏe tốt, phòng tránh ngộ độc hay các trường hợp thương tâm khác xảy ra từ thực phẩm hãy dùng thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, rau hữu cơ, thịt lợn hữu cơ, gạo lức tím... để chăm sóc sức khỏe, an toàn dinh dưỡng cho bạn và gia đình bạn tại 364 Nguyễn Văn Cừ- Long Biên - Hà Nội

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Lợi ích của gạo lức

8 lợi ích của việc ăn gạo lức


Ăn gạo lức giúp cơ thể ngăn ngừa khỏi các bệnh khác nhau như ung thư ruột kết và ung thư vú.
Gạo lức chưa tinh chế tốt hơn so với gạo trắng bạn ăn thường ngày. Có rất nhiều lợi ích khác của việc ăn gạo lức mà bạn không ngờ tới.
Ngăn ngừa bệnh
Gạo lức có chứa khoảng 40% chất xơ rất cần thiết với cơ thể. Ăn gạo lức giúp cơ thể ngăn ngừa khỏi các bệnh khác nhau như ung thư ruột kết và ung thư vú. Nó cũng giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch. Gạo lức giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá bình thường.
Ngăn ngừa tăng cân
Gạo lức được đánh bóng, vì vậy nó có rất ít hydrat-cacbon so với gạo trắng. Ngoài ra, vì nó còn ngăn chặn tăng cân quá mức. Ăn hay uống gạo lức hàng ngày của bạn có thể giúp ngăn ngừa tăng cân. Nó cũng giúp bạn khoẻ mạnh và hoạt động cả ngày.
8 lợi ích của việc ăn gạo lứt - 1
Ăn gạo lức ít nhất hai lần/tuần để bổ sung magie mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa viêm khớp và các bệnh khác có liên quan. (Ảnh minh họa)
Tốt cho sức khoẻ của xương
Gạo lức là rất giàu magiê. Magiê là một khoáng chất giúp tăng cường sức khoẻ xương và làm giảm viêm khớp. Ăn gạo lức ít nhất hai lần/tuần để bổ sung magie mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa viêm khớp và các bệnh khác có liên quan.
Giảm cholesterol
Dầu trong gạo lức được biết là giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể. Nó cũng giúp tăng HDL cholesterol tốt. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim.
Hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng
Gạo lức giàu chất xơ không hoà tan, nó giúp để hỗ trợ quá trình tiêu hoá tốt. Ăn gạo lứt giúp bài tiết, do đó ngăn ngừa các vấn đề táo bón.
Mái tóc và da đẹp hơn
Một chén gạo lức có khoảng 1,2 mg kẽm. Kẽm thúc đẩy mái tóc khỏe mạnh và da tươi sáng. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về mụn trứng cá và mụn trên da.
Ngăn ngừa các vấn đề của bệnh hen suyễn
Gạo lức có đặc tính chống viêm, nó giúp ngăn ngừa các vấn đề của bệnh hen suyễn. Nó giúp điều chỉnh mô hình thở bình thường đặc biệt là ở trẻ em.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Gạo lức là hạt tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn. Ăn gạo lứt hàng ngày có thể ngăn chặn vấn đề về răng và các bệnh về lợi.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Trứng gà hữu cơ là gì?

Trứng gà hữu cơ là gì?
Trứng gà hữu cơ là sản phẩm của giống gà mẹ thuần chủng, được nuôi trong môi trường tự nhiên và được chăm sóc nuôi dưỡng bằng các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, không dùng các loại thức ăn công nghiệp, không sử dụng hóc môn tăng trưởng, các chất tạo nạc, các loại thực phẩm biến đổi gien.Vì vậy chúng có khả năng miễn dịch cao ít mắc bệnh nên không phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Chính vì quy trình chăm sóc gà mẹ cẩn thận như vậy nên quả trứng sinh ra có rất nhiều ưu điểm như:
   - Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với trứng gà thường
   - Không mang các mầm mống gây bệnh do việc sử dụng kháng sinh hay các hóc môn tăng trưởng,…
   - Trứng có  hương vị thơm ngon tự nhiên.
Sản phẩm rất hữu ích cho trẻ nhỏ, phụ nữ sau khi sinh và cho người già.
Trứng gà hữu cơ của THUC PHAM SACH TAI NHA:
Xuất phát từ mong muốn mang lại sự tuyệt đối an toàn trong tiêu dùng thực phẩm, mong muốn được chăm sóc cho sức khỏe cho mọi người dân đặc biệt là các cháu bé, lứa tuổi thiếu nhi, là tương lai của đất nước. Công ty Việt Green đã nghiên cứu và thành lập hàng loạt các dự án hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, thực phẩm an toàn. Một trong số đó là dự án hợp tác với BẢO CHÂU FARM, một đơn vị đi đầu trong sản xuất các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam như: Thịt Lợn Hữu Cơ, Thịt Gà Hữu Cơ, Trứng Gà Hữu Cơ, Rau Hữu Cơ,…
Trứng Gà Hữu Cơ Bảo Châu được đẻ ra bởi Con Gà Ác chân đen thuần chủng, được nuôi dưỡng theo một quy trình hữu cơ nghiêm ngặt, áp dụng công nghệ EM NHẬT BẢN ( một đơn vị đứng đầy thế giới về sản xuất các sản phẩm sinh học). Chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và sự an toàn của loại trứng này

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Bí mật về rau hữu cơ


Tại sao rau hữu cơ “ngon hơn”?


  
 
 
Thực phẩm hữu cơ - Sau một thời gian sử dụng rau hữu cơ thì khách hàng thường có cảm giác rau hữu cơ ngon hơn, vị đậm hơn các loại thực phẩm khác. Có nhiều khách hàng “tinh tế” đến mức hễ ăn rau thường (mặc dù không trực tiếp mua, không trực tiếp chế biến, chỉ cảm nhận bằng vị giác) là phát hiện ra ngay. Có người cho rằng đó chỉ là “tâm lý”, cảm giác an toàn hơn, ít lo lắng hơn thì sẽ thấy rau hữu cơ “ngon hơn”. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005 đến 2007 bởi Ts.Trịnh Khắc Quang và Th.s Vũ Thị Hiển thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả thì việc người tiêu dùng cảm nhận rau hữu cơ “ngon hơn, đậm hơn” là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Dưới đây là kết quả phân tích các chỉ tiêu giữa 2 mẫu rau, quả:


CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
CẢI NGỌT HỮU CƠ
CẢI NGỌT THƯỜNG
DƯA CHUỘT HỮU CƠ
DƯA CHUỘT THƯỜNG
Đường tổng số
%
1,42
1,36
2,55
2,48
Vitamin C
Mg/100g
25,12
25,26
6,31
6,29
Chất khô
%
8,94
7,86
4,12
4,55
E.Coli
Khuẩn lạc/g
5
85
0
5
NO3 - Nitrat
mg/kg
650
2015
105
220
Pb (Chì)
mg/kg
0,125
1,085
0,084
0,180
Cd (Cadimi)
mg/kg
0,009
0,022
0,002
0,006


Nguồn: Trịnh Khắc Quang, Vũ Thị Hiển, 2005 – 2007. Viện Nghiên cứu Rau Quả

Có thể thấy rằng hàm lượng dinh dưỡng của rau hữu cơ đều cao hơn mẫu thường mặc dù mẫu mã không đẹp. Các chỉ tiêu dư lượng hóa học đảm bảo an toàn thực phẩm đều thấp hơn so với mẫu rau thường, đặc biệt tồn dư Nitrate và Ecoli đều thấp hơn ngưỡng cho phép nhiều lần.

Từ đó có thể thấy, cảm giác “ngon hơn, đậm hơn” khi sử dụng rau hữu cơ hoàn toàn có cơ sở khoa học, không chỉ bắt nguồn từ yếu tố “tâm lý”.

Quy trình sản xuất
Được trồng bằng phương pháp hữu cơ. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.Có đầy đủ các chứng nhận về sạch và an toàn.Trồng trọt không có hóa chất, kháng sinh, chất giệt cỏ, bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng và quan trọng nhất là giống thuần tự nhiên, không biến đổi gen nên hoàn toàn than thiện với môi trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe con người.Vì được trồng theo phương pháp hoàn toàn hữu cơ, thuần tự nhiên nên khi sử dụng không phải lo về tồn dư các chất độc hại có trong sản phẩm
Về mặt giá trị dinh dưỡng của rau hữu cơ bao giờ cũng cao hơn các loại rau quả trồng theo phương pháp khác.
-         Tỷ lệ hợp chất chống oxi hóa trong trái cây và rau quả hữu cơ lớn hơn 40 phần trăm so với các loại bình thương. Đây là 1 đánh giá khách quan của các nhà khoa học thuộc đại học Newcastle của Anh
-         Trong đó cũng chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn như sắt kẽm và một số khoáng chất vi lượng khác
Về mặt hình thức thì bên ngoài rau hữu cơ nhìn bề ngoài còi cọc hơn các loại rau trồng theo phương pháp khác. Kích thước rau cũng không đồng đều.
Về cảm nhận khi ăn rau hữu cơ ngọt, đâm, nhiều nhựa hơn. Thấy vị của rau hơn hẳn các loại rau trồng theo phương pháp khác